Thứ Bảy, Tháng Sáu 3, 2023
HomeTin tức gà chọiGà chọi bị yếu chân phải làm sao? – Bật mí cách...

Gà chọi bị yếu chân phải làm sao? – Bật mí cách hiệu quả

Gà chọi bị yếu chân là hiện tượng sư kê thường bắt gặp trong quá trình nuôi gà. Giải pháp chính là nghi vấn đặt ra hàng đầu khi gặp gà có tình trạng này. Vì nếu không giải quyết sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề, điển hình là gà chọi không thể phát triển bình thường. Để biết được tất cả thông tin liên quan đến điều này, mọi người có thể tham khảo với bài viết sau đây.

Dấu hiệu gà chọi bị yếu chân

Tình trạng này không phải hiếm gặp trong quá trình chăm nuôi gà chọi. Nếu sư kê theo dõi thường xuyên sẽ nhận biết một cách nhanh chóng. Cụ thể là gà có dấu hiệu ít vận động, hầu như chỉ đứng yên một chỗ, sự linh hoạt sẽ giảm dần theo thời gian. Điển hình là gà bị giảm lực đá đi rất nhiều, thậm chí không có lực nên có thể gà chọi bị yếu chân.

Dấu hiệu chuyển biến nặng hơn khi gà chọi không còn di chuyển được, ngay cả việc đứng vững cũng vô cùng khó khăn vì nó liên quan đến thần kinh và cơ bắp của gà. Điều này chi phối gà sẽ không thể tự điều khiển được.

Các dấu hiệu nhận biết gà chọi bị yếu chân

Nguyên nhân gà chọi bị yếu chân

Dấu hiệu này gặp phải ở gà chọi thường xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. Vấn đề này được xem là biểu hiện của một số căn bệnh gà chọi sau:

  • Gà bị bệnh bại liệt: Đây là bệnh liên quan đến thần kinh và nó sẽ khiến gà khó có thể hoạt động. Nếu gặp tình trạng nặng hơn sẽ chỉ ở được một chỗ và không thể di chuyển. Gặp phải bệnh lý này rất khó để chữa trị, đa phần kết quả cuối cùng là nuôi lấy thịt.
  • Gà chọi bị yếu chân do bị gió: Nhiều trường hợp chỉ là do gà bị trúng gió nên mới gây ra tình trạng này, đi kèm còn có dấu hiệu giãy lên như chết. Lý do mắc bệnh cũng xuất phát từ nhiều nguyên do nhưng sư kê nên khắc phục bằng cách cho chuồng gà không được quá thoáng gió.
  • Gà chọi khi chưa được rèn luyện: Điều này hiển nhiên quá bình thường cà có thể khắc phục thông qua quá trình luyện tập.
  • Gà chọi bị mất gân: Khi gà chọi đã hoàn toàn bị mất gân thì chân yếu là điều vô cùng bình thường. Sư kê cũng không cần quá lo lắng vì có thể kiên trì luyện tập để khắc phục.
  • Gà chọi bị đau chân, lậu đế: Khi nuôi gà chọi cần kiểm tra chân gà thường xuyên vì rất có thể bị lậu hay kén gà. Điều này sẽ mang đến những cơn đau đớn cho gà chọi khi di chuyển hay đứng yên. Rất khó để xác định được nguyên nhân cụ thể nên sư kê cần có sự quan sát kỹ lưỡng.

Những nguyên nhân khiến gà bị yếu chân

Một số cách chữa trị gà chọi bị yếu chân

Tương ứng với mỗi nguyên do gây bệnh cho gà chọi c1 mà sư kê có sự chủ động trong cách chữa trị. Nhưng với bất kỳ lý do bệnh tình nào thì cách chữa trị hiệu quả nhất đó chính là

  • Thực hiện tập luyện thường xuyên cho gà chọi: Đối với gà tơ thì sẽ tập nhiều về vần hơi, vần đòn vì nó sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Còn lại thì mọi người có thể tập luyện thêm phần cánh, đuôi và cơ bắp cho gà. Nên luyện tập từng cú đá nặng bằng những cú đá tăng thời gian và cường độ vần đòn. Gắn tạ vào chân gà cũng là một cách tăng lực đá.
  • Xử lý vết thương của gà chọi bị yếu chân: Gà khi đang đi khập khiễng hay cà nhắc thì cần kiểm tra sự tồn tại của vết thương. Vì nếu để lâu thì gà có thể bị lậu hoặc bị kén, như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm bởi vì nó rất khó chữa khỏi. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của sư kê trong quá trình nuôi gà.
  • Với gà bị bệnh hoặc bại liệt: Gà chọi bị bệnh nên có sự phát hiện và chữa trị sớm mới mong khỏe được. Mọi người có thể sử dụng các thuốc bóp, om gà để thông thần kinh cơ bắp cho gà. Được biết, sử dụng thuốc om rượu nghệ mang lại hiệu quả khá cao.

Chia sẻ phương pháp chữa hiệu quả nhất

Phương pháp phòng bệnh gà chọi bị yếu chân

Phòng bệnh là cách nhanh nhất có thể đảm bảo quá trình nuôi gà chọi được thuận lợi và thành công. Sư kê nuôi gà chọi có thể phòng những căn bệnh gây nên tình trạng này bằng cách tiêm vắc xin phòng chống bệnh của gà, Đặc biệt thực hiện trong giai đoạn là gà con mới nở 2-3 tuần đến vài tuổi. Ngoài ra, nên tiêm cho gà chọi vắc xin phòng ngừa bại liệt do virus Herpes gây hại.

Bên cạnh đó, luyện tập cũng là một cách để phòng bệnh. Các bài tập cần chú trọng là vần hơi, vần đòn kết hợp om rượu nghệ. Như vậy gà chọi mới bảo vệ sức khỏe, tăng sự dẻo dai. Đồng thời, chế độ ăn uống cũng được chú trọng để gà có đủ dưỡng chất chống lại các tác nhân gây hại.

Cách phòng tránh cho gà bị yếu chân

Kết bài

Thông tin quan trọng nhất về gà chọi bị yếu chân đã được phân tích chi tiết trên nhiều phương diện. Mọi người nên nắm bắt tất cả tư liệu này vì sẽ tạo ra thành công trong quá trình nuôi gà chọi. Chú ý biện pháp phòng tránh để có thể thuận lợi cho gà chọi đá gà trực tiếp phát triển.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments